Thi công trần thạch cao đẹp cần chú ý

Trong các loại vật liệu xây dựng hiện đại ngày nay, thạch cao được xem là một trong những loại có yêu cầu kĩ thuật khá cao trong cả quá trình thi công lẫn bảo quản vật liệu. Thi công trần thạch cao đẹp cần chú ý. Qua những bước thi công trần thạch cao đẹp đơn giản sau đây, bạn và gia đình sẽ hoàn toàn có thể giám sát và hiểu được những sự kiện đang diễn ra trong suốt quá trình thi công và an tâm hơn trong tương lai khi đưa chúng vào sử dụng.


Để trần thạch cao bền bỉ với thời gian, các gia chủ phải đặc biệt quan tâm đến quá trình lắp ráp chúng

Trần thạch cao có bền không đều phụ thuộc vào việc tuân thủ một số bước sau đây:

1. Xác định độ cao của trần


Dùng ống Ni-vô hoặc tia laser để xác định chiều cao trần, sau đó đánh đấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột bằng viết chì. Nên vạch cao độ ở mặt dưới của khung trần nhà.

2. Lắp đặt cố định thanh viền tường


Dùng máy khoang hoặc búa đóng đinh thép cố định thanh viền tường vào tường nhà. Khoảng cách các lỗ đinh sao cho nhỏ hơn 30cm để đảm bảo độ vững chắc của thanh viền.

3. Phân bố chia khoảng trần 


Chia mặt trần các khoảng cách thích hợp với các khoảng cách tâm điểm của thanh chính so với thanh phụ. Một số khoảng cách tiêu chuẩn: 600x1200mm; 610x1220mm; 600x600mm; 610x610mm.

4. Treo ty


Cố định các điểm treo ty bằng cách khoan trực tiếp bằng mũi khoan 8mm và liên kết bởi Pát và tắc kê. Phân bố khoảng cách giữa các ty là 1200mm và ty gần nhất cách vách 610mm.

5. Lắp thanh chính


Thanh chính được lắp với khoảng cách khoảng 800-1200mm. Thông thường, các nhà kỹ thuật đặt theo chuẩn là 1000mm. Đây là thanh chịu lực chính của toàn bộ các tấm trần thạch cao, vì vậy các bạn cần lưu ý điểm này.

6. Lắp thanh phụ


Thanh phụ được lắp vào thanh chính gián tiếp hoặc trực tiếp. Sau khi lắp xong các thanh, kiểm tra bằng dụng cụ và chỉnh sao cho các khung có vị trí đều, ngay ngắn, mặt khung phẳng.

7. Lắp đặt tấm thạch cao


Trần thạch cao có bền không đều nằm ở quá trình này, vì vậy các bạn hãy thật kĩ lưỡng trong quá trình này.

· Tấm thứ nhất: Kiểm tra lại các tấm phải còn nguyên vẹn không bị sứt mẻ góc. Sau đó, dùng vít chuyên dụng và gắn chặt các tấm bằng vít với khoảng cách 200mm. Kiểm tra vị trí lắp sao cho chiều dài tấm phải vuông góc với thanh phụ.

· Tấm thứ hai: Khi lắp tấm lớp thứ hai này phải bắt lệch một thanh phụ so với lớp một và chú ý chừa một khe hở.


Trần thạch cao có bền không phần lớn phụ thuộc vào quá trình lắp các tấm thạch cao vào khung

8. Phủ kín mối nối


Sử dụng bột bả và phủ kín các mối nối giữa các tấm. Đặc biệt, để bảo đảm vẻ đẹp của trần, cần kiểm tra kĩ bằng thước và đèn pha để tránh việc trần bị gợn sóng, không phẳng. Có thể dùng băng kéo lưới hoặc giấy để dán giữa các mối nối để tránh việc bong tróc trong tương lai.

9. Xử lý, tạo hình


Dùng cưa, dao hoặc các dụng cụ chuyên dụng để tiến hành tạo hình cho hệ trần, vách. Cơ bản, bước này là bước cuối và hoàn thiện quá trình lắp ráp, gia chủ chi còn tính toán để lắp các vật dụng khác lên hệ trần này (đèn, quạt, máy lạnh) để có điều chỉnh phù hợp.

0 nhận xét:

Copyright © 2012 Tạp chí nhà đẹp